news

Hệ thống chữa cháy

Tác giả: Jadhav Amit R

Hệ thống chữa cháy có lẽ là hệ thống quan trọng nhất của một công trình, vì mục đích của nó trước tiên là bảo vệ tính mạng con người, kế đến là bảo vệ tài sản cho dự án.

Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy bao gồm ba thành phần cơ bản:

1. Một lượng lớn nước được chứa trong các bồn nước chữa cháy, các bồn này có thể được lắp đặt ngầm dưới lòng đất hoặc trên đỉnh của công trình.

2. Phòng bơm chữa cháy

3. Hệ thống ống dẫn nước chữa cháy được dẫn đi khắp công trình, hệ thống này có thể được kết nối với hệ thống vòi chữa cháy hoặc hệ thống vòi chữa cháy tự động.

Bồn nước chữa cháy

Bồn nước chữa cháy được dùng để lưu trữ nước phục vụ cho mục đích chữa cháy khần cấp, chúng thường được sơn màu đỏ để phân biệt. Thể tích các loại bồn này khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi dự án.

Bồn nước chữa cháy rất đa dạng về chủng loại, chúng có thể là các bồn lớn được lắp đặt nổi trên bề mặt hoặc ngầm dưới lòng đất.

Storage Tank Fire Fighting System

Phòng bơm chữa cháy

Phòng bơm chữa cháy bao gồm các thiết bị:

  • Bơm bù/tăng áp (Jockey pumps)
  • Bơm điên hay còn gọi là bơm điện chính (Electrical Fire Hydrant pump)
  • Bơm dầu (Diesel Engine Fire hydrant pump)
  • Bồn chứa dầu
  • Hệ thống ống dẫn
  • Hệ thống báo cháy

Bơm bù áp

Industrial Fire Pump

Bơm bù áp có công dụng duy trì áp suất nước trong đường ống nước chữa cháy của công trình.

Áp suất nước được duy trì trong đường ống vào khoảng 5 đến 7 kg/cm2. Các bộ truyền tín hiệu áp suất được lắp đặt để giúp theo dõi áp suất trên đường ống, số lượng lắp đặt tùy vào yêu cầu của công trình.

Các bộ truyền tín hiệu áp suất sẽ được cài đặt mức áp suất Thấp và Cao.

Khi áp suất nước trong đường ống giảm xuống thấp hơn 6kg/cm2, bơm bù áp sẽ tự khởi động để duy trì áp lực nước trong đường ống như giá trị cài đặt.

Khi bơm bù áp ở chế độ tự động, bơm sẽ được khởi động hoặc dừng theo giá trị cài đặt Thấp và Cao của bộ truyền tín hiệu.

Nếu nước trong đường ống chữa cháy được sử dụng, áp suất trong đường ống sẽ giảm đột ngột sẽ làm cho bơm bù tự khởi động để duy trì áp suất yêu cầu của đường ống. Nếu áp suất giảm xuống dưới một giá trị nhất định thì các bơm chính (bơm điện và bơm dầu diesel) sẽ hoạt động tương ứng với từng giá trị áp suất cài đặt.

Bơm điện

Bơm điện có công suất cao hơn bơm bù áp. Bơm này sẽ hoạt động ngay khi áp suất hệ thống giảm xuống dưới một giá trị nhất định, thường thì giá trị này thấp hơn giá trị cài đặt của bơm bù áp.

Trong khi bơm chạy khi xảy ra cháy, nếu xảy ra mất điện thì bơm sẽ tắt. Đây là tình huống xấu nhất khi sử dụng các bơm chữa cháy sử dụng điện. Để khắc phục nhược điểm này, người ta lắp đặt thêm bơm động cơ dầu diesel, bơm sẽ tự động bật khi xảy ra mất điện.

Bơm điện được thiết kế để tự khởi động khi áp suất nước trong đường ống giảm xuống một giá trị nhất định. Các bơm này sẽ chỉ có thể dừng bằng tay.

Bơm động cơ dầu Diesel

Bơm chữa cháy động cơ dầu diesel cũng hoạt động giống như mọi loại bơm động cơ diesel khác. Bơm được khởi động với sự trợ giúp của bộ UPS và sử dụng nhiên liệu là dầu diesel để chạy. Bơm có một bồn dầu dự phòng khá lớn.

Diesel Engine Fire Hydrant Pump

Bơm động cơ diesel được thiết kế để tự khởi động khi áp suất nước trong đường ống giảm xuống một giá trị nhất định. Các bơm này sẽ chỉ có thể dừng bằng tay.

Toàn bộ hệ thống chữa cháy hoạt động tuân theo trình tự Logic sau:

1. Khi áp suất nước trong đường ống giảm xuống dưới 6kg/cm2, bơm jockey sẽ tự khởi động và dừng khi áp suất đạt 7kg/cm2.

2. Khi áp suất nước trong đường ống giảm xuống dưới 5kg/cm2, các bơm chính sẽ tự khởi động. Bơm điện và bơm dầu đều có các giá trị cài đặt riêng. Nếu áp suất giảm đến một giá trị nhất định, các bơm sẽ tự khởi đông. Lưu ý: Bơm phải ở trạng thái tự động, các bơm điện và bơm dầu đều chỉ có thể dừng bằng tay.

3. Khi xảy ra mất điện trên toàn công trình, bơm dầu sẽ duy trì áp suất nước chữa cháy trong đường ống trong suốt thời gia xảy ra cháy.

Nguồn: https://instrumentationtools.com/fire-fighting-system/

Lược dịch: Khánh An

Popular Posts